Như ICTnews đã đưa, cuối tháng 11/2017, độc giả Nguyễn Đức Trung (Hòa Bình) đã đặt mua một chiếc máy giặt Samsung cửa ngang 8,5kg tại trang thương mại điện tử lazada.vn (mã đơn hàng 363758735) với giá trị 13.879.000 đồng và được áp dụng mã giảm giá thêm 1 triệu đồng.
Sau khi hoàn tất các thủ tục, ngày 25/11, phía Lazada đã xác nhận đơn hàng của khách hàng này và tiến hành thủ tục giao sản phẩm.
Tuy nhiên sau hơn 1 tuần, đến ngày 2/12/2017, phía Lazada bất ngờ gọi điện thông báo đơn hàng đã bị hủy mà không đưa ra lý do cụ thể, đồng thời cho hay “bù đắp” bằng việc tặng mã giảm giá 100.000 đồng, mong khách hàng… thông cảm.
Phản ánh đến ICTnews, khách hàng Nguyễn Đức Trung bức xúc cho biết không đồng ý với cách giải quyết này.
Theo khách hàng, lý do anh quyết định đặt mua chiếc máy giặt Samsung trên Lazada là do tại thời điểm anh so sánh với một đơn vị bán hàng khác thì thấy Lazada bán rẻ hơn giá thị trường gần 4 triệu đồng. Chính vì thế, với việc Lazada tự ý hủy đơn hàng không lý do thì đây chỉ là hành vi khuyến mãi ảo.
Sau nhiều lần phản ánh, khiếu nại đến số điện thoại chăm sóc khách hàng của Lazada 19001007, khách hàng này được một nhân viên trả lời lý do hủy đơn hàng là "hệ thống cổng thanh toán bị lỗi vào thời điểm đó nên không xác nhận thanh toán được".
" alt=""/>Sau khi bị tố “khuyến mãi ảo”, Lazada đã chuyển chiếc máy giặt Samsung cho khách hàngCùng với việc quy định cụ thể công tác giám sát an toàn hệ thống thông tin (nguyên tắc, phương thức, yêu cầu giám sát…),Thông tư mới ban hành của Bộ TT&TT hướng dẫn về hoạt động giám sát an toàn hệ thống thông tin quy định rõ về hoạt động giám sát của Bộ TT&TT. Theo đó, mô hình hoạt động giám sát an toàn hệ thống thông tin của Bộ TT&TT gồm có hoạt động giám sát trung tâm và hệ thống quan trắc cơ sở.
Hoạt động giám sát trung tâm là việc thu thập, theo dõi, phát hiện, phân tích, xử lý, báo cáo, thu thập chứng cứ về các dấu hiệu tấn công, rủi ro, sự cố ATTT mạng dựa trên các dữ liệu, thông tin ATTT mạng được thu thập bởi giám sát trực tiếp thông qua các hệ thống quan trắc cơ sở hoặc giám sát gián tiếp, đồng thời thực hiện việc lưu trữ các dữ liệu thu thập được dưới dạng sự kiện và quản lý tập trung các hệ thống quan trắc cơ sở.
Giám sát trung tâm được thực hiện thông qua các Hệ thống giám sát các sự cố an toàn mạng và Hệ thống xử lý tấn công mạng Internet Việt Nam do các đơn vị chức năng của Bộ TT&TT quản lý và vận hành trên nguyên tắc chia sẻ dữ liệu, hoạt động liên thông để nâng cao hiệu quả giám sát.
Với hệ thống quan trắc cơ sở, theo Thông tư, đây là hệ thống tập hợp các thiết bị, phần mềm có khả năng theo dõi, thu thập, phân tích, cung cấp thông tin nhật ký, trạng thái, cảnh báo cho hoạt động giám sát trung tâm phục vụ cho việc phân tích, phát hiện các sự cố, điểm yếu, nguy cơ, lỗ hổng ATTT mạng.
Được cung cấp các điều kiện kỹ thuật và vị trí đặt phù hợp cho việc hoạt động, thu thập dữ liệu từ đối tượng giám sát theo hướng dẫn của đơn vị chức năng của Bộ TT&TT, hệ thống quan trắc cơ sở sẽ do đơn vị chức năng của Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với chủ quản hệ thống thông tin xây dựng, thiết lập, quản lý và vận hành theo quy định của pháp luật.
Thiết bị, phần mềm thực hiện quan trắc cơ sở được thiết lập để kết nối và phục vụ cho hoạt động giám sát trung tâm dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ TT&TT.
" alt=""/>Bộ TT&TT giám sát an toàn hệ thống, dịch vụ CNTT phục vụ Chính phủ điện tửTheo tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ, từ tháng 8/2014 đến tháng 8/2016, nhóm nghiên cứu tại Công ty TNHH Robot Việt Nam do kỹ sư Lê Anh Kiệt làm chủ nhiệm đã thực hiện: “Hoàn thiện công nghệ chế tạo robot phục vụ đào tạo”. Dự án đã hoàn thành xây dựng công nghệ, thiết kế chế tạo robot 5 bậc tự do ở mức nội địa hoá cao, giá thành thấp, xây dựng các bài thực hành và cung cấp cho đào tạo ngành robot.
Trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp, các tay máy và robot đã được sử dụng rộng rãi nhằm thay thế sức lao động của con người, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm và nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của thị trường và do đó nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.
Phát triển ngành robot là nhu cầu tất yếu và cấp thiết, nhằm tự động hoá sản xuất theo hướng công nghệ cao, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước. Tuy nhiên, đến nay việc ứng dụng robot trong sản xuất công nghiệp ở nước ta còn nhiều hạn chế do những nguyên nhân như thiết bị robot có giá thành cao, đòi hỏi công nhân thao tác và đội ngũ bảo đảm kỹ thuật có trình độ và nền sản xuất chưa phát triển đồng bộ.
Trong vài chục năm gần đây, với chủ trương phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật công nghệ tự động hoá theo Nghị quyết TW2/Khoá 8 và Nghị Quyết 27 của Chính phủ, nhiều cơ sở đào tạo đã được đầu tư mạnh cho lĩnh vực tự động hoá và đã mở thêm các ngành đào tạo về tự động hoá, cơ điện tử… Tuy nhiên, qua khảo sát chương trình đào tạo của các trường có ngành kỹ thuật trong nước, cho thấy các trường đào tạo chủ yếu về kỹ thuật điều khiển và tự động hoá và có rất ít trường đào tạo về robotics hoặc có đào tạo về robot nhưng lồng vào trong ngành tự động hoá. Các cơ sở đào tạo đều thiếu trang thiết bị thực hành robot.
" alt=""/>Hoàn thành dự án công nghệ chế tạo robot phục vụ đào tạo